Đảm bảo đúng và đủ dưỡng chất cần thiết là nguyên tắc “vàng” trong xây dựng thực đơn cho người mắc bệnh thận. Bởi lẽ, người mắc bệnh lý này thường hạn chế về khả năng thanh lọc và đào thải dư chất trong cơ thể. Việc hấp thụ đủ dưỡng chất có lợi và hạn chế các chất không cần thiết sẽ là giải pháp tốt nhất để người bệnh tối ưu quá trình điều trị và đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Nhưng không phải ai cũng biết cách lựa chọn và cân bằng dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Vua Đặc Sản nhé.

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng với người mắc bệnh thận

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của người mắc bệnh thận. Tổn thương khiến thận hoạt động không bình thường, chức năng suy giảm theo thời gian. Điều này khiến quá trình lọc máu không được đảm bảo, chất thải và nước tích tụ trong cơ thể. Từ đó gây nhiều triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm bớt gánh nặng cho thận, giảm lượng chất thải tích tụ trong cơ thể. Từ đó giúp thận khỏe mạnh và ngăn tổn thương thêm. Ngoài ra dinh dưỡng hợp lý còn giúp giảm bớt triệu chứng của bệnh.

Chế độ ăn hợp lý rất tốt cho sức khỏe bệnh thận

Cụ thể những lợi ích từ chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị mắc bệnh thận gồm:

  • Bảo vệ thận, giảm chất thải và giảm bớt gánh nặng cho thận
  • Ngăn suy giảm chức năng và tổn thương thận thêm nghiêm trọng
  • Hỗ trợ cải thiện chức năng thận trong tổn thương cấp tính (suy thận cấp)
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Kiểm soát đường huyết và huyết áp
  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể, chống mệt mỏi
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Cải thiện đời sống và sinh hoạt của người bệnh

2. Nguyên tắc ăn uống dành cho người mắc bệnh thận

Để xây dựng thực đơn dinh dưỡng tốt nhất cho người suy thận, bệnh nhân cần chú ý đến những nguyên tắc sau:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tăng cường bổ sung vitamin B và vitamin C nếu cần.
  • Giảm lượng đạm, chỉ nên ăn dưới 0.8g / kg trọng lượng/ ngày. Khi bổ sung đạm, người bệnh cần ưu tiên những loại đạm có giá trị sinh học cao. Chẳng hạn như trứng, sữa, cá và thịt nạc.
  • Cắt giảm lượng muối, người lớn chỉ nên ăn 5g muối/ ngày. Nếu tăng huyết áp hoặc có phù, giảm lượng muối tiêu thụ còn 1,5g hoặc < 3g/ ngày.
  • Cắt giảm kali (< 1,5g/ ngày) và phốt pho trong chế độ ăn uống. Hạn chế ăn những loại rau xanh và trái cây chứa nhiều kali.
  • Dùng đường và chất béo tự nhiên
  • Tránh ăn thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn có chứa nhiều muối, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Giảm bớt lượng cơm. Nên dùng bột sắn, miến dong hoặc khoai củ để ăn bù.
  • Không nên uống nhiều nước canh vì nó có chứa nhiều kali và muối.
  • Uống đủ 1 – 1,5 lít nước mỗi ngày. Lượng nước nhập (bao gồm cả nước lọc, sữa và nước canh) = 500ml + thể tích nước tiểu/ ngày + dịch mất bất thường (do nôn, tiêu chảy hoặc sốt).

3. Gợi ý thực đơn dành cho người mắc bệnh thận

Nhằm dễ dàng hơn trong việc thiết lập chế độ dinh dưỡng, người bệnh có thể tham khảo gợi ý thực đơn 7 ngày cho người mắc bệnh thận. Cụ thể như sau:

Thứ 2: 

Bữa sáng: Miến dong Phia Đén nấu thịt nạc

Miến dong Phia Đén

Người suy thận có thể thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu năng lượng nhưng ít đạm như miến dong. 

Miến dong Phia Đén có sợi miến to, không bóng như các loại miến thông thường. Miến dong Phia Đén được làm 100% từ củ dong riềng đỏ, phơi phên nứa, không sử dụng chất tẩy, chất tạo màu, bột nở hay các hóa chất khác.

Khi nấu sợi miến mềm, trong, thơm, dai, vị ngọt mát, dù nấu lại đến lần thứ 2 sợi miến vẫn dai, không bị dính, nát như các loại miến khác. Miến dong Phia Đén Cao Bằng có thể chế biến nhiều cách khác nhau theo khẩu vị yêu thích của từng người, từng gia đình và đặc biệt rất tốt cho những người ăn kiêng, tiểu đường, bệnh thận, mỡ máu, cao huyết áp.

Bữa trưa: Cá ba sa kho + cải thìa xào + cơm Gạo Séng Cù

Một chén gạo lứt nấu chín chứa 150mg phốt pho và 154mg kali, trong khi một chén cơm trắng nấu chín chỉ chứa 69mg phốt pho và 54mg kali. Vì vậy, người bị bệnh thận cần kiêng ăn gạo lứt và nên lựa chọn gạo trắng để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

Gạo Séng Cù được coi như hạt ngọc của núi rừng bạn tặng cho người dân Tây Bắc, là đặc sản thượng hạng và cũng là niềm tự hào của vùng đất Tây Bắc. Gạo Séng Cù có các chỉ tiêu hàm lượng vitamin E, Vitamin B1, B3, B6, Cacsbonhydrat, chất sơ và các chỉ tiêu dinh dưỡng khác cao gấp từ 4 – 6 lần loại gạo khác. Hạt gạo dài, cứng khi nấu thành cơm có mùi thơm đặc trưng và vô cùng dễ chịu. Hạt cơm mềm, bùi, vị ngọt nhẹ. Khi nấu chỉ cần cho ít nước, cơm chín có vị thơm ngon, mềm dẻo, độ thơm giống như các loại gạo ở đồng bằng sông Hồng kết hợp sự đậm đà hoang sơ của vùng Tây Bắc.

Gạo Séng Cù

Bữa xế: Khoai lang luộc

  • 150 gram khoai lang luộc

Bữa tối: Cá trê chiên + canh cải xoong + cơm trắng

  • 40 gram cá trê
  • 50 gram cải xoong
  • 20 gram thịt heo
  • 100 gram bầu xào
  • 90 gram gạo Séng Cù

Tổng lượng đạm: 41.6 gram

Lượng dinh dưỡng được nạp: 1738 kcal

Thứ 3: 

Bữa sáng: Bánh đa Quỳnh Côi hoặc Bún khô Quỳnh Côi

Bánh đa và bún khô có chứa hàm lượng đường thấp nên người suy thận độ 1 có thể sử dụng. Nguyên liệu chính để tạo nên đặc sản Thái Bình nức tiếng này là gạo, nước, muối. Để cho ra thành phẩm là những sợi bánh đa, sợi bún mềm dai thơm ngon là bao công sức tâm huyết của người dân nơi đây. Và rồi khi nấu, sợi bánh nở ra màu trắng tinh, giòn dai và thơm thơm mùi gạo. Thứ bánh đa này là nguyên liệu quan trọng làm nên hương vị món bánh đa cá Quỳnh Côi thơm ngon nức tiếng.

Bánh đa Quỳnh Côi

Bữa trưa: Thịt lợn luộc + nem rán + củ cải luộc + cơm gạo Séng Cù + nho ngọt

  • 60 gram thịt lợn
  • 1 cái nem rán (khoảng 20 gram thịt)
  • 150 gram củ cải
  • 120 gram gạo Séng Cù
  • 70 gram nho ngọt (khoảng 7 quả)
  • 5ml dầu ăn

Bữa xế: Khoai lang luộc chấm đường

  • 150 gram khoai lang luộc
  • 10 gram đường kính

Bữa tối: Thịt rim + chả lá lốt + bí xanh luộc + cơm gạo tẻ

  • 50 gram thịt rim
  • 1 cái chả lá lốt (20 gram thịt)
  • 100 gram bí xanh
  • 120 gram gạo Séng Cù
  • 7ml dầu ăn

Tổng lượng đạm: 60 gram

Lượng dinh dưỡng được nạp: 1800 kcal

Thứ 4:

Bữa sáng: Phở bò

  • 180 gram bánh phở
  • 50 gram thịt bò

Bữa trưa: Thịt lợn luộc + nem rán + củ cải luộc + cơm gạo Séng Cù

  • 60 gram thịt heo
  • 1 cái nem rán (khoảng 20 gram thịt)
  • 150 gram củ cải
  • 120 gram gạo Séng Cù
  • 5ml dầu ăn

Bữa xế: nho ngọt

  • 70 gram nho ngọt (khoảng 7 quả)

Bữa tối: Thịt rim + chả lá lốt + bí xanh luộc + cơm gạo tẻ

  • 50 gram thịt rim
  • 1 cái chả lá lốt (20 gram thịt)
  • 100 gram bí xanh
  • 120 gram gạo Séng Cù
  • 7ml dầu ăn

Tổng lượng đạm: 70 gram

Lượng dinh dưỡng được nạp: 1800 kcal

Thứ 5:

Bữa sáng: Miến dong Phia Đén xào thịt nạc

Bữa trưa: Thịt lợn luộc + tôm rang tỏi + cải thảo luộc + cơm gạo tẻ

  • 30 gram thịt lợn luộc
  • 30 gram tôm
  • 100 gram cải thảo
  • 100 gram gạo Séng Cù
  • 3ml dầu ăn

Bữa xế: Xoài chín

  • 100 gram xoài chín

Bữa tối: Cá trắm sốt cà+ thịt xay + củ cải luộc + cơm gạo Séng Cù

  • 80 gram cá trắm sốt cà
  • 20 gram thịt xay
  • 100 gram củ cải
  • 100 gram gạo Séng Cù
  • 7ml dầu ăn

Tổng lượng đạm: 60 gram

Lượng dinh dưỡng được nạp: 1800 kcal

Thứ 6: 

Bữa sáng: Phở bò

  • 180 gram bánh phở
  • 50 gram thịt bò

Bữa trưa: Đậu phụ nhồi thịt + cá bống chiên + rau luộc + cơm gạo tẻ + thanh long

  • 30 gram thịt nạc và 1 bìa đậu phụ (60 gram)
  • 60 gram cá bống (khoảng 3 con)
  • 100 gram rau
  • 160 gram gạo Séng Cù
  • 15ml dầu ăn
  • 100 gram thanh long

Bữa xế: Khoai lang luộc

  • 1 củ khoai lang khoảng 100 gram

Bữa tối: Thịt rim + mọc sốt cà + rau luộc + cơm gạo Séng Cù

  • 60 gram thịt rim
  • 1 viên mọc khoảng 30 gram thịt
  • 100 gram rau
  • 150 gram gạo Séng Cù
  • 10ml dầu ăn

Tổng lượng đạm: 80 gram

Lượng dinh dưỡng được nạp: 1900 – 2000 kcal

Thứ 7:

Bữa sáng: Phở bò

  • 180 gram bánh phở
  • 40 gram thịt bò

Bữa trưa: Đậu phụ nhồi thịt + cá bống chiên + rau luộc + cơm gạo tẻ + thanh long

  • 15 gram thịt nạc và 1/2 bìa đậu phụ (30 gram)
  • 50 gram cá bống (khoảng 3 con)
  • 100 gram rau
  • 160 gram gạo Séng Cù
  • 15ml dầu ăn
  • 100 gram thanh long

Bữa xế: Khoai sọ luộc chấm đường

  • 150 gram khoai sọ (khoảng 2 củ nhỏ)
  • 10 gram đường kính

Bữa tối: Thịt rim + mọc sốt cà + rau luộc + cơm gạo tẻ

  • 65 gram thịt rim
  • 1 viên mọc khoảng 30 gram
  • 150 gram rau
  • 150 gram gạo Séng Cù
  • 10ml dầu ăn

Tổng lượng đạm: 70 gram

Lượng dinh dưỡng được nạp: 1900 – 2000 kcal

Chủ nhật:

Bữa sáng: Phở bò

  • 200 gram bánh phở
  • 50 gram thịt bò

Bữa trưa: Mọc sốt cà + cá trắm chiên + rau luộc + cơm gạo Séng Cù

  • 100 gram cá trắm
  • 4 viên mọc sốt cà (80gram thịt)
  • 100 gram rau
  • 160 gram gạo Séng Cù
  • 15ml dầu ăn

Bữa xế: Thanh long

  • 100 gram thanh long

Bữa tối: Đậu phụ nhồi thịt + thịt luộc + bí xanh luộc + cơm gạo Séng Cù

  • 30 gram thịt nạc và 1 bìa đậu phụ (60 gram)
  • 50 gram thịt luộc
  • 100 gram bí xanh
  • 120 gram gạo Séng Cù
  • 5ml dầu ăn

Tổng lượng đạm: 90 gram

Lượng dinh dưỡng được nạp: 1900 – 2000 kcal

Trên đây là thực đơn 7 ngày cho người mắc bệnh thận tốt cho sức khỏe. Thực đơn này có thể giúp đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng và protein được tiêu thụ mỗi ngày. Đồng thời sử dụng nguồn thực phẩm lành mạnh, tốt cho thận. Từ đó giúp ngăn ngừa tổn thương thận tiến triển.

Quý khách có nhu cầu đặt hàng Gọi ngay HOTLINE 0907 266 388 

Tại khu vực Đông Bắc (CN Hải Phòng): 0888 75 63 68

Tại khu vực Tây Bắc (CN Lào Cai): 0836 738 333

Tại khu vực Miền Nam (CN Vũng Tàu): 0983 003 524

(CN TP Hồ Chí Minh): 0764 71 6262


Tin liên quan

Từ khóa: thực đơn bệnh thận, bệnh thận ăn gì, bệnh thận

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

TOP