Đâu là những món ăn nên đưa vào thực đơn cho người đau dạ dày là mối quan tâm của nhiều người. Bởi việc ăn uống tùy tiện, thiếu khoa học có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vậy làm sao để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng cho người đau dạ dày? Bài viết dưới đây của Vua Đặc Sản sẽ gợi ý cho bạn.

1. Những thực phẩm nên có trong thực đơn hàng ngày của người mắc bệnh dạ dày

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực đơn hàng ngày cho người đau dạ dày không thể thiếu các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh gồm rau cải, mồng tơi, rau ngót, súp lơ… Rau củ quả không chỉ chứa chất xơ mà còn có hàm lượng lớn magie tốt cho cơ bắp, hệ miễn dịch và tim. Cung cấp đủ xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, giảm khó tiêu, táo bón.

Thực phẩm chứa probiotic

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bị đau dạ dày nên bổ sung nhiều lợi khuẩn vào cơ thể để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Cách đơn giản nhất là bổ sung probiotic có trong thực phẩm như sữa chua, men vi sinh… Tốt nhất là bổ sung probiotic sau bữa ăn khoảng 15-20 phút giúp việc hấp thu đạt được hiệu quả tốt nhất.

Người bị đau dạ dày nên bổ sung nhiều lợi khuẩn

Thực phẩm chứa nhiều pectin

Hoạt chất pectin khi được đưa vào cơ thể giúp lấy lại cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Pectin được xem như một kháng sinh tự nhiên cho đường ruột, có trong nhiều loại hoa quả như ổi, lê, nho, táo… Khi ăn các loại hoa quả này, cơ thể vừa được bổ sung vitamin vừa cung cấp hàm lượng pectin và chất xơ, rất tốt cho tiêu hóa.

Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi sự tấn công của vi khuẩn có hại. Đồng thời đây còn là một chất xúc tác thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương tại dạ dày. Bổ sung chất chống oxy hóa là điều rất cần thiết khi bị bệnh dạ dày. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa gồm: cà rốt, cà chua, đu đủ, bông cải xanh…

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến người mắc bệnh dạ dày

2. Gợi ý thực đơn hàng ngày dành cho người mắc bệnh dạ dày

Thực đơn hàng ngày cho người bệnh dạ dày: Bữa sáng

Bữa sáng cho người đau dạ dày nên ưu tiên lựa chọn các món ăn dễ tiêu hóa như:

Miến dong Phia Đén: đối với người đau dạ dày khi chế biến miến thì nên kết hợp thêm những thực phẩm ăn kèm như: thịt, tôm, hải sản,… Bởi nó sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng và đồng thời cũng giúp cơ thể không bị cồn ruột. Bên cạnh đó, người bệnh không nên ăn quá nhiều hay ăn liên tục hằng ngày. Nếu biết cách kết hợp khéo léo với các nguyên liệu khác thì món ăn của bạn không chỉ hấp dẫn mà còn an toàn với sức khỏe và bệnh tình. Một số món ăn được chế biến từ miến mà bạn có thể tham khảo như: Miến dong Phia Đén nấu tim gà, Miến dong xào hải sản...

Miến dong Phia Đén

Súp: Súp có hương vị thơm ngon lại dễ tiêu hóa. Súp có khả năng cung cấp đủ dưỡng chất quan trọng cho bữa sáng. Có thể ăn súp nấu từ thực phẩm mềm như ngũ cốc hay yến mạch. Thức ăn mềm nhừ giúp dạ dày co bóp dễ dàng hơn, không làm kích thích các vùng niêm mạc đang viêm loét.

Canh: Ăn một chén canh vào buổi sáng làm giảm áp lực lên dạ dày, thúc đẩy cho hệ tiêu hóa hoạt động được dễ dàng. Canh còn giúp bù nước, bù muối khoáng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Ăn canh cũng giúp kiểm soát các triệu chứng nôn và tiêu chảy của người bệnh.

Cháo: Cháo có đặc tính mềm nhuyễn, lỏng mịn, thơm ngon rất dễ tiêu hóa. Thành phần chính của cháo là gạo giúp tạo một lớp màng tráng mỏng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của axit dịch vị. Người bị đau dạ dày nên lựa chọn ăn cháo nấu từ gạo Séng Cù vào buổi sáng giúp hạn chế các cơn đau và giảm áp lực lên dạ dày.

Thực đơn hàng ngày cho người đau dạ dày: Bữa trưa

Bữa trưa người bị đau dạ dày có thể bổ sung các thực phẩm tinh bột để hấp thu bớt axit dịch vị dư thừa.

Thực phẩm nhiều tinh bột: Cơm, khoai tây, khoai lang… đều là các thực phẩm hỗ trợ cải thiện triệu chứng cho người đau dạ dày. Tiêu thụ thực phẩm tinh bột vào bữa trưa giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Cơm mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích nhiều acid tiết ra trong dạ dày; đồng thời giúp làm giảm cơn đau dạ dày. Người bị đau dạ dày nên sử dụng Gạo Séng Cù. Gạo Séng Cù có các chỉ tiêu hàm lượng vitamin E, Vitamin B1, B3, B6, Cacsbonhydrat, chất sơ và các chỉ tiêu dinh dưỡng khác cao gấp từ 4 – 6 lần loại gạo khác.

Hạt gạo dài, cứng khi nấu thành cơm có mùi thơm đặc trưng và vô cùng dễ chịu. Hạt cơm mềm, bùi, vị ngọt nhẹ. Khi nấu chỉ cần cho ít nước, cơm chín có vị thơm ngon, mềm dẻo, độ thơm giống như các loại gạo ở đồng bằng sông Hồng kết hợp sự đậm đà hoang sơ của vùng Tây Bắc.

Lưu ý các loại thực phẩm thô chưa được tinh chế như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu… giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá mặc dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng khó tiêu hoá đối với người đang có bệnh lý dạ dày.

Gạo Séng Cù rất phù hợp với người mắc bệnh dạ dày

Rau xanh, hoa quả: Rau củ và trái cây rất tốt cho người bị dạ dày. Đặc biệt là những loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất.

Trứng: Trong trứng có nhiều protein cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, rất tốt cho dạ dày. Với hàm lượng protein phong phú, trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng và dễ tiêu hóa được nhiều người lựa chọn.

Thực đơn hàng ngày cho người đau dạ dày: Bữa tối

Cá: các loại cá đặc biệt là cá hồi có chứa nhiều omega-3 là hoạt chất chống viêm rất tốt. Cá cũng giàu protein và là thực phẩm nên bổ sung hàng ngày. Có thể chế biến cá thành nhiều món ngon bổ sung vào bữa tối trong thực đơn hàng ngày cho người đau dạ dày. Tuy nhiên, không nên ăn cá hồi sống tránh các loại ký sinh trùng, khiến chứng đau dạ dày phát triển trầm trọng hơn.

Khoai tây: Khoai tây có khả năng trung hòa axit dịch vị nhờ có tính kiềm. Ăn khoai tây giúp hấp thu bớt axit thừa trong dạ dày, ngăn táo bón và tiêu chảy.

Cơm trắng: Cơm trắng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm dịu kích ứng. Cơm trắng cũng như nhiều loại tinh bột khác giúp hấp thu axit dư thừa trong dạ dày. Bạn nên lưu ý không nên ăn cơm quá khô hoặc quá cháy.

3. Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh dạ dày

Cách chế biến món ăn

Lưu ý cách chế biến sau khi đã chọn được thực phẩm phù hợp. Tốt nhất là chế biến đơn giản như: Luộc, hấp, chưng… Cách này giúp thực phẩm dễ hấp thụ, tránh tạo gánh nặng cho dạ dày và làm giảm đau hiệu quả.

Chia nhỏ bữa ăn

Ăn quá nhiều trong một bữa khiến dạ dày khó có thể tiêu hóa hết lượng thức ăn nạp vào. Đồng thời, dạ dày cũng phải tiết ra nhiều ra axit hơn khi ăn no để tiêu hóa, gây kích thích niêm mạc. Chia nhỏ bữa ăn giúp dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa bớt dịch vị.

Ăn uống đúng giờ

Nên ăn vào các thời điểm nhất định trong ngày. Khi bụng đói, dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn, tăng co bóp, kích thích niêm mạc từ đó làm tăng các cơn đau. Ngoài việc nên ăn vào thời điểm cố định, bạn cũng nên ăn uống chậm rãi để thức ăn được nghiền nát, giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa.

Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ biết cách thiết lập thực đơn cho người mắc bệnh dạ dày. Dựa vào các nguyên tắc mà Vua Đặc Sản vừa chia sẻ, bạn có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn làm giảm cơn đau hiệu quả.

Quý khách có nhu cầu đặt hàng vui lòng Gọi ngay HOTLINE 0907 266 388 

Tại khu vực Đông Bắc (CN Hải Phòng): 0888 75 63 68

Tại khu vực Tây Bắc (CN Lào Cai): 0836 738 333

Tại khu vực Miền Nam (CN Vũng Tàu): 0983 003 524

(CN TP Hồ Chí Minh): 0764 71 6262


Tin liên quan

Từ khóa: thực đơn người bệnh dạ dày, bệnh dạ dày ăn gì, bệnh dạ dày

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

TOP