Bạn có biết, phải mất tới 8 tiếng để làm ra 1 đĩa khâu nhục ngon đúng kiểu Lạng Sơn? Bởi thế mới nói, khâu nhục là món ăn được chế biến hết sức cầu kỳ và phức tạp. Nhưng chính sự cầu kỳ mang đến món ăn tuyệt hảo nức danh từ xứ Lạng. Vậy món ăn này có gì đặc biệt? Cùng Vua Đặc Sản tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu về món Khâu nhục
“Khâu nhục” còn có tên gọi khác là “nằm khâu”, xuất phát từ tiếng Hoa và được đánh vần lại bằng tiếng Việt. "Khâu" có nghĩa là mềm rục, còn từ "nhục" chính là thịt, do đó chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản đây là một món thịt được hấp cho đến khi chín nhừ.
Khâu nhục là một món kho truyền thống và thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết với các công đoạn chế biến khá cầu kỳ bằng cách tẩm ướp kỹ với nhiều loại gia vị và chưng cách thủy trong một khoảng thời gian tương đối dài.
Khâu nhục là món ăn cầu kỳ chế biến rất công phu
Khâu nhục gần như thịt kho, nhưng được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị, ướp càng lâu càng ngon. Để có món chuẩn, người ta phải nấu tới nửa ngày cho miếng thịt mềm, sao cho khi ăn như tan ra trong miệng. Công đoạn cầu kỳ nhất trong món ăn đặc biệt này đó chính pha trộn nguyên liệu và gia vị. Có 7 nguyên liệu chính để làm nên món ăn này, gồm có hành khô, gừng, tỏi, nấm hương và đặc biệt mắc mật khô, xì dầu và dầu hào. Thiếu gia vị nào thì không còn đặc trưng của món ăn nữa.
Món ăn ngon khi thịt heo và khoai môn mềm nhừ nhưng không nát. Phần bì phồng lên màu nâu đỏ hơi ngòn ngọt thơm vị mật ong, phần mỡ ngậy nhưng không hề tạo cảm giác ngấy, tan chảy trong đầu lưỡi tạo nên thứ hương vị nhớ mãi không quên. Đủ sức chiều lòng mọi thực khách, mê hoặc cả những khẩu vị khó tính nhất, quả đúng danh bất hư truyền xứng đáng là món ngon số 1 nhất định phải thử.
Khâu nhục được bày trí theo hình dạng một quả đồi nhỏ đang nhô cao, điều này thể hiện ý chí và sự lớn mạnh trong tương lai. Do đó, trong các ngày lễ quan trọng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng thì luôn có sự xuất hiện của món ăn này.
Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng
2. Cách nấu Khâu nhục cực dễ tại nhà
Không cần đến Lạng Sơn hay là ghé các quán ăn để thưởng thức, bạn vẫn có thể tự làm món khâu nhục ngay tại nhà với công thức chuẩn vị Tây Bắc dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Để làm được món khâu nhục ngon thì chắc chắn không thể thiếu một số nguyên liệu quan trọng như thịt ba rọi (chọn miếng thịt tươi ngon, đầy đủ nạc mỡ), hành khô, gừng, tỏi, nấm hương và đặc biệt mắc mật khô, xì dầu, và dầu hào.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế thịt lợn
– Làm sạch thịt, để ráo khô nước.
– Cắt thịt thành miếng to khoảng 0.5 kg.
Bước 2: Chế biến, tẩm ướp gia vị cho thịt lợn.
– Luộc sơ thịt cho chín tới
– Thịt sau khi được luộc, tẩm gia vị gồm: giấm, xì dầu lên để thịt có màu bóng mượt và dùng 1 chiếc tăm tre to vừa tầm chọc sâu lên bì để bì.
Bước 3: Quay thịt
– Thịt vừa tẩm ướp đem đi quay, phủ một lớp mật ong vào bì để màu da được đẹp và mềm hơn
Bước 4: Chế biến khoai môn
– Gọt sạch vỏ củ khoai môn, thái miếng bằng ngón tay sau đó đem chiền giòn, vớt ra để nguội
Bước 5: Làm nước chưng
Nước sốt khâu nhục bao gồm chao đỏ, dầu hào, sốt mơ, mơ, mơ muối bỏ hạt, nghiền nhuyễn, nước muối mơ, ½ chai tương cà.
Trộn đều nước sốt với gừng tỏi đã phi thơm
Bước 6: Hoàn thành
– Thịt thái từng miếng có độ dày khoảng 1,5cm (để mỗi bát khoảng 8 miếng) xếp thành hình lên đĩa khoai. Úp bát ô tô to vào và lật lại, để nguyên đĩa.
Sau đó xếp từng bát thịt vào nồi, hấp cách thủy đun bằng bếp củi độ 3-4 giờ cho thịt chín kỹ và mềm nhừ thì là món ăn đã hoàn thành.
Hương vị của món khâu nhục là sự tổng hòa của nhiều nguyên liệu khác nhau. Cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của thịt ba chỉ, thịt vai xay; mùi thơm đặc trưng của lá mắc mật; nước sốt sền sệt cay cay. Đừng quên làm món ăn này cho cả nhà cùng thưởng thức nhé.
Bạn có thể tự làm Khâu nhục cực dễ ngay tại nhà
3. Cách thưởng thức món Khâu nhục đúng chuẩn Tây Bắc
Khâu nhục nên được ăn kèm với cơm trắng hoặc xôi. Nhưng ngon nhất vẫn là ăn cùng với Gạo Séng Cù - loại gạo đặc sản Lào Cai.
Gạo Séng Cù có các chỉ tiêu hàm lượng vitamin E, Vitamin B1, B3, B6, Cacsbonhydrat, chất sơ và các chỉ tiêu dinh dưỡng khác cao gấp từ 4 – 6 lần loại gạo khác. Điều đặc biệt là nguồn nước phục vụ cho việc gieo trồng loại cây này chủ yếu là mạch nước ngầm trong các khe núi và nước rửa trôi, cộng với nhiệt độ không khí luôn dao động trong khoảng 22-25 độ C (nhiệt độ đặc thù của vùng Tây Bắc). Chính nhiệt độ này đã tạo cho khí hậu nơi đây luôn mát mẻ, cùng điều kiện dinh dưỡng từ chất đất nên tạo điều kiện cho cây lúa phát triển.
Hạt gạo Séng Cù có hình dạng thuôn, tròn đều, hạt gạo có điểm trắng đục. Khi cơm chín có vị thơm ngon, mềm dẻo, độ thơm giống như các loại gạo ở đồng bằng sông Hồng kết hợp sự đậm đà của vùng Tây Bắc.
Gạo Séng Cù dẻo thơm ngọt chắc chắn sẽ là sự kết hợp hoàn hảo với sự béo ngậy của Khâu nhục nhưng không hề tạo cảm giác ngấy, tan chảy trong đầu lưỡi tạo nên thứ hương vị nhớ mãi không quên.
Quý khách có nhu cầu đặt hàng vui lòng Gọi ngay HOTLINE 0907 266 388
Tại khu vực Đông Bắc (CN Hải Phòng): 0888 75 63 68
Tại khu vực Tây Bắc (CN Lào Cai): 0836 738 333
Tại khu vực Miền Nam (CN Vũng Tàu): 0983 003 524
(CN TP Hồ Chí Minh): 0764 71 6262
Tin liên quan
Từ khóa: khâu nhục, món ăn tây bắc, cách làm món khâu nhục, gạo séng cù
Không có bình luận nào cho bài viết.
Viết bình luận