Với những khu rừng trầm tích, những mỏ quặng tài nguyên vô cùng phong phú; Cao Bằng không chỉ được biết đến với những khu rừng đại ngàn rêu phong cổ kính, Cao Bằng còn được biết đến với những món ăn, những đặc sản vô cùng phong phú và hấp dẫn với thực khách.

Đến với mảnh đất Cao Bằng, người ta nhắc đến một vùng đất với bao chiến tích oai hùng, nơi cửa ngõ tổ quốc với bên kia là nước bạn Trung Quốc rộng lớn.

Nơi ấy, Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã từng dừng chân, làm nơi để xây dựng nên nền móng đầu tiên cho sự nghiệp giải phóng dân tộc hào hùng. Những dải núi cao, những sườn dốc thăm thẳm tưởng chừng là trở ngại, nhưng lại chứa đựng vô vàn những điều mới mẻ, hấp dẫn, mềm mại đến lạ kì nếu bạn đặt chân đên, rảo bước vài vòng tại nơi đây. Chắc chắn sẽ thấy được những thú vị đó!

Với những khu rừng trầm tích, những mỏ quặng tài nguyên vô cùng phong phú; Cao Bằng không chỉ được biết đến với những khu rừng đại ngàn rêu phong cổ kính, Cao Bằng còn được biết đến với những món ăn, những đặc sản vô cùng phong phú và hấp dẫn với thực khách.

Trên tay du khách - măng sặt, một loại măng đặc trưng của Cao Bằng - Ảnh Vua Đặc Sản

Với người dân tại khu vực thị trấn Nguyên Bình, thị trấn Tĩnh Túc và xã Thành Công (Nguyên Bình)…, nơi có loài cây sặt thuộc họ nhà tre, trúc nhưng thân cây thẳng và nhỏ hơn, mọc tự nhiên nhiều, thì măng sặt là món ăn truyền thống. Bà Đàm Thị Bích, dân tộc Dao đỏ, xã Thành Công, vừa nhanh tay dùng lưỡi dao mỏng, sắc lia nhẹ dọc thân măng, để lộ màu trắng nõn của lõi ngọn măng rồi bóc toàn bộ lớp vỏ còn lại với phần thân măng màu xanh pha lam vàng để bày bán tại chợ phiên thị trấn Nguyên Bình, chia sẻ: Măng sặt sinh sản nhanh, mọc thành cụm dày. Mùa măng sặt bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 10 âm lịch, do mùa măng chỉ kéo dài trong khoảng 2 tháng nên phải khẩn trương hái. Nếu để lâu, cây măng xanh sẽ mất vị ngọt, mềm và bị đắng, khó ăn.

 

Người phụ nữ dân tộc Dao Tiền đang bày bán các đọt măng sặt đã được bóc vỏ. Ảnh Vua Đặc Sản

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, măng sặt có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn, như: Măng ninh sườn (măng bóc vỏ rồi đập dập ninh với sườn lợn, cà chua, thêm một chút hành); măng xào (măng bóc rồi thái vát mỏng, xào với lòng gà, lòng vịt hoặc thịt bò); măng luộc chấm mắm tôm, chanh ớt; măng nướng (để nguyên lớp vỏ đem nướng trên bếp lửa); măng rán (luộc chín, đem rán vàng rồi om với thịt vịt); măng cay (chẻ nhỏ, ngâm với dấm ớt đóng lọ ăn dần)…

Măng sặt hầm với xương - món ăn đậm đà, ngọt lịm khó quên. Ảnh Vua Đặc Sản

Măng sặt của Nguyên Bình ăn một lần sẽ khó quên với những lõi măng đặc mà mềm, trắng nõn nhưng ít xơ, khi ăn dư vị ngọt, thơm còn đọng lại bởi hương vị thanh khiết, trong lành của núi rừng. Nếu bạn được thưởng thức dù chỉ một lần chắc hẳn không thể quên món măng sặt đậm hương vị núi rừng.

Vua Đặc Sản vinh dự khi mang đặc sản này về với người dân mọi miền quê của tổ quốc


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

TOP