Bệnh đau dạ dày được coi là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn,... đeo bám bạn từng ngày khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến bệnh đau dạ dày là do chế độ ăn uống và sinh hoạt. Vậy đâu là những món ăn nên đưa vào thực đơn cho người đau dạ dày là mối quan tâm của nhiều người? Làm sao để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng cho người đau dạ dày? Bài viết dưới đây của Vua Đặc Sản sẽ bật mí cho bạn.

1. Các thực phẩm tốt cho dạ dày

Chuối

Chuối là một trong những thực phẩm rất tốt cho dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giúp giảm viêm. Chuối là một trong các loại trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng cực tốt; bên cạnh đó hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hoà tan pectin trong chuối còn có lợi đối với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

Chuối - loại trái cây rất tốt cho dạ dày

Táo

Bên cạnh chuối thì táo cũng là loại quả tốt, có hiệu quả cao trong thúc đẩy tiêu hóa, giảm triệu chứng đau dạ dày, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Trong lớp ngoài vỏ táo, chất pectin có khả năng hòa tan, giãn nở khi gặp nước, vì thế khi vào dạ dày sẽ thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và bài tiết. 

Táo giúp ích cho những bệnh nhân đau dạ dày đi kèm với táo bón, giúp giảm quá tải cho dạ dày khi làm việc quá sức cùng với tổn thương sẵn có. Một ly sinh tố táo hoặc món mứt táo yêu thích xuất hiện thường xuyên hàng ngày sẽ cải thiện bệnh đau dạ dày đáng kể.

Táo giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm triệu chứng đau dạ dày

Gạo Séng Cù

Cơm mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích nhiều acid tiết ra trong dạ dày; đồng thời giúp làm giảm cơn đau dạ dày. Người bị đau dạ dày nên sử dụng Gạo Séng Cù. Gạo Séng Cù có các chỉ tiêu hàm lượng vitamin E, Vitamin B1, B3, B6, Cacsbonhydrat, chất sơ và các chỉ tiêu dinh dưỡng khác cao gấp từ 4 – 6 lần loại gạo khác.

Hạt gạo dài, cứng khi nấu thành cơm có mùi thơm đặc trưng và vô cùng dễ chịu. Hạt cơm mềm, bùi, vị ngọt nhẹ. Khi nấu chỉ cần cho ít nước, cơm chín có vị thơm ngon, mềm dẻo, độ thơm giống như các loại gạo ở đồng bằng sông Hồng kết hợp sự đậm đà hoang sơ của vùng Tây Bắc.

Lưu ý các loại thực phẩm thô chưa được tinh chế như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu… giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá mặc dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng khó tiêu hoá đối với người đang có bệnh lý dạ dày.

Gạo Séng Cù hạt cơm mềm hạn chế acid tiết ra trong dạ dày giúp làm giảm cơn đau dạ dày

 

Gừng

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng gừng có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa. Các hợp chất trong thảo dược này như Zingiberol, Tecpen, Methadonane và Oleorasin, có khả năng trung hòa dịch vị, chống viêm và ức chế hại khuẩn. Bên cạnh đó, gừng còn thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Vì vậy, mỗi ngày uống một tách trà gừng có thể giảm bớt tình trạng khó chịu do dạ dày gây ra.

Bạn có thể làm món trà gừng, chanh và đường phèn cực dễ ngay tại nhà: Bạn xắt lát củ gừng tươi cho vào tách. Đổ 250ml nước sôi vào hãm trong 5 phút. Thêm đường phèn Quảng Ngãi, khuấy đều cho đường tan hoàn toàn và vắt 1/3 quả chanh vào. Sau đó, uống từng ngụm nhỏ để tinh chất thẩm sâu vào niêm mạc dạ dày.

Trà gừng rất tốt cho sức khỏe người đau dạ dày

Canh/súp

Canh/ súp là những thực phẩm đã được nấu chín, mềm, không gây “áp lực” lên hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều ở các thực phẩm này sẽ giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày giúp người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn.

Bánh mì

Bánh mì nói chung là thực phẩm tốt mà bệnh nhân đau dạ dày nên ăn nhiều hơn, nó có tác dụng cân bằng acid dạ dày, giảm viêm sưng và tạo cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bánh mì đi kèm với bơ, mứt, sữa ngọt,… chứa lượng chất béo lớn lại không giúp dạ dày của bạn hoạt động tốt hơn.

Trà thảo dược

Các thức uống caffein không tốt cho bệnh nhân đau dạ dày, song các loại trà thảo dược không chứa caffein lại có tác dụng tích cực. Uống trà thảo dược hàng ngày giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế triệu chứng đau nhức, đầy bụng, khó chịu.

Đặc biệt các loại trà chiết xuất từ hoa cúc đã được chứng minh có hiệu quả tốt trong cải thiện tình trạng đau nhức, viêm nhiễm dạ dày. Nếu bạn thích các loại trà bạc hà, hãy lưu ý kiểm soát lượng dùng bởi nó có thể khiến cơ vòng thực quản dưới co giãn, tăng acid dạ dày.

Người đau dạ dày nên sử dụng trà thay cho caffein

Nước dừa

Nước dừa được đánh giá là chất lỏng tinh khiết thứ hai chỉ sau nước tinh khiết, nó chứa hàm lượng lớn các loại ion khoáng chất như Mg, Ca, Ka,… Những chất khoáng này có lợi cho sức khỏe, nhất là bệnh nhân đau dạ dày sẽ cải thiện được triệu chứng, giảm vấn đề về tiết niệu cũng như hoạt động của vi khuẩn.

Nước dừa chứa hàm lượng lớn các loại ion khoáng chất như Mg, Ca, Ka,…

Sữa chua

Trong sữa chua có nhiều probiotic, enzyme giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, và tăng sức đề kháng. Có nhiều ý kiến về việc không nên dùng sữa chua khi mắc bệnh lý đau dạ dày, nhưng thực tế là sữa chua không béo sẽ giúp giảm kích thích dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu ăn với lượng ít để theo dõi phản ứng của cơ thể và điều chỉnh sao cho phù hợp.

Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, và tăng sức đề kháng

Đậu bắp

Đậu bắp là loại quả thường xuất hiện vào những ngày hè, các chuyên gia cũng đánh giá loại quả này có tác dụng tốt trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe dạ dày. Trong đậu bắp chứa nhiều dưỡng chất tốt như Vitamin B, C, E, Carotene, pectin, các hoạt chất tốt,… giúp tổn thương dạ dày nhanh hồi phục hơn. 

Đặc biệt, chất nhầy trong đậu bắp kết hợp với các chất khác trong dạ dày sẽ tạo thành lớp bảo vệ quanh vết viêm loét, tổn thương. Từ đó, tạo điều kiện cho tình trạng đau dạ dày được cải thiện tốt hơn.

Đậu bắp có tác dụng tốt trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe dạ dày

2. Thực phẩm nên kiêng cho bệnh nhân đau dạ dày

Khi mắc bệnh dạ dày bạn cần tránh một số loại thực phẩm như sau:

Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: Rượu bia, cà phê, trà; các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng…; món ăn nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn chứa các chất bảo quản,….

Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua như cam, chanh, quýt, xoài, cóc, khế…; thực phẩm chua như kim chi, dưa muối, cà muối...

Thực phẩm gây ợ hơi, chướng bụng: Dưa cà muối, hành, cần tây… Các loại nước ngọt và nước có ga….

3. Ăn uống đúng cách khi bị đau dạ dày

  • Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
  • Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim... để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.
  • Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
  • Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
  • Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa - hấp thu.

Chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện bệnh đau dạ dày

Quý khách có nhu cầu đặt mua Gạo Séng CùĐường phèn Quảng Ngãi vui lòng Gọi ngay HOTLINE 0907 266 388 

Tại khu vực Đông Bắc (CN Hải Phòng): 0888 75 63 68

Tại khu vực Tây Bắc (CN Lào Cai): 0836 738 333

Tại khu vực Miền Nam (CN Vũng Tàu): 0983 003 524

(CN TP Hồ Chí Minh): 0764 71 6262
 


Tin liên quan

Từ khóa: chế độ ăn người bệnh đau dạ dày, đau dạ dày nên ăn gì, đau dạ dày nên kiêng gì

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

TOP