Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng vào mùa mưa. Khi đã có dấu hiệu sốt xuất huyết và đang được điều trị, người bệnh nên ăn gì và không nên ăn gì để hồi phục sức khỏe nhanh chóng? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây của Vua Đặc Sản nhé.

1. Vì sao cần bổ sung dưỡng chất khi bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Duy trì và tuân thủ chế độ ăn uống một cách hợp lý sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật, giúp bạn cải thiện sức khoẻ và hỗ trợ phục hồi tốt hơn.

Giai đoạn phục hồi thường vào ngày thứ 7 - 10 của bệnh. Trong giai đoạn này, dinh dưỡng của người bệnh là đặc biệt quan trọng.

Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu những gì nên ăn và không nên ăn trong quá trình bị sốt xuất huyết.

Dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết

2. Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Cháo, súp

Trong quá trình bệnh, bạn nên ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, súp,… để hạn chế nguy cơ xuất huyết. Cháo dễ tiêu hóa, giúp bạn không cảm thấy nặng bụng và đầy hơi sau khi ăn.

Bên cạnh đó, các loại súp cũng giúp bạn tiêu hoá tốt hơn. Các loại súp rau sẽ giúp hệ tiêu hoá của bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình bị bệnh.

Người bệnh nên lựa chọn nấu cháo từ Gạo Séng Cù.

Gạo Séng Cù được coi như hạt ngọc của núi rừng bạn tặng cho người dân Tây Bắc, là đặc sản thượng hạng và cũng là niềm tự hào của vùng đất Tây Bắc. Gạo Séng Cù có các chỉ tiêu hàm lượng vitamin E, Vitamin B1, B3, B6, Cacsbonhydrat, chất sơ và các chỉ tiêu dinh dưỡng khác cao gấp từ 4 – 6 lần loại gạo khác. Hạt gạo dài, cứng khi nấu thành cơm có mùi thơm đặc trưng và vô cùng dễ chịu. Hạt cơm mềm, bùi, vị ngọt nhẹ. Khi nấu chỉ cần cho ít nước, cơm chín có vị thơm ngon, mềm dẻo, độ thơm giống như các loại gạo ở đồng bằng sông Hồng kết hợp sự đậm đà hoang sơ của vùng Tây Bắc.

Thực phẩm giàu Protein

Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể, giúp tăng cường kháng thể chống lại bệnh tật.

Những thực phẩm giàu đạm cũng có tác dụng giúp người bệnh sốt xuất huyết hồi phục nhanh hơn. Protein có trong các thực phẩm như trứng, thịt nạc, thịt gà, cá,… sẽ giúp người bệnh sốt xuất huyết bổ sung năng lượng, dinh dưỡng bị mất trong quá trình bị bệnh.

Thực phẩm chứa protein giúp tăng cường sức đề kháng

Nước

Triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là đặc biệt quan trọng. Người bệnh cũng có thể uống thêm nước lọc, một số loại nước nước ép có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất như nước ép cam, nước ép bưởi, nước dừa để tăng cường sức đề kháng.

Nước dừa là một trong những lựa chọn cần thiết giúp bạn bổ sung lượng nước bị mất, chất điện giải và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

Bạn có thể uống 2 ly nước dừa mỗi ngày trong quá trình bệnh để giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.

Nước dừa bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể

Lá đu đủ

Lá đu đủ được chứng minh có lợi trong quá trình hồi phục của bệnh nhân sốt xuất huyết. Lá đu đủ giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu và tăng cường khả năng miễn dịch. Chiết xuất đu đủ chứa các enzym như papain và chymopapain có tác dụng ngăn ngừa đầy hơi và các rối loạn tiêu hóa khác.

Lấy 30ml nước ép đu đủ, thêm ít nước và uống hai đến ba lần trong ngày. Đây được xem là một trong những thực phẩm tốt giúp tăng tiểu cầu khi mắc bệnh sốt xuất huyết.

Nước ép trái cây, rau củ quả

Tiếp theo trong danh sách thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết là nước ép rau củ. Rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cải thiện khả năng miễn dịch, rút ngắn thời gian phục hồi sau bệnh sốt xuất huyết.

Khi dùng nước ép trái cây, rau củ, bạn có thể thêm một ít nước cốt chanh để bổ sung vitamin C và giúp hương vị cho ly nước ép thêm hoàn hảo.

Nước ép trái cây  cung cấp vitamin, hỗ trợ hệ miễn dịch cho cơ thể

Sữa chua

Sữa chua là một loại thực phẩm nên được sử dụng trong thời gian mắc sốt xuất huyết giúp người bệnh chống lại virus và nhiễm trùng do vi khuẩn.

Probiotics tăng cường sản xuất vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Đặc tính tăng cường miễn dịch này giúp bệnh nhân sốt xuất huyết nhanh chóng hồi phục.

3. Nên kiêng ăn gì khi bị sốt xuất huyết

Dưới đây là một số thực phẩm mà các chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn để tránh gây rối loạn, biến chứng và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh:

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn hoàn toàn các đồ ăn có chứa nhiều chất béo và dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn.

Thực phẩm nhiều dầu có chứa lượng chất béo cao có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và cholesterol. Do đó, chúng có thể làm chậm quá trình phục hồi bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều dầu còn khiến hệ tiêu hoá của bạn khó tiêu, cảm giác chướng bụng, nôn và buồn nôn.

Thức ăn chiên nhiều dầu không tốt cho sức khỏe người bệnh

Thực phẩm cay nóng

Một trong những thực phẩm cần tránh khi mắc sốt xuất huyết là thức ăn cay. Thức ăn cay có thể gây tích tụ axit trong dạ dày và dẫn đến loét và tổn thương thành mạch, tăng nguy cơ xuất huyết.

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần tránh ăn những loại thực phẩm này để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn.

Đồ uống có ga, caffeine

Như đã nói trước đó, sốt xuất huyết gây mất nước và bệnh nhân phải uống nhiều nước. Caffeine hay đồ uống có chứa caffein có thể kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng buồn nôn và tiêu chảy.

Hơn nữa, loại nước giải khát này có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày và tăng nhịp tim. Tất cả những tác dụng phụ này có thể cản trở quá trình phục hồi bệnh sốt xuất huyết.

Rượu bia và chất kích thích

Rượu bia và các chất kích thích như cà phê, trà đen, thuốc lá… là những thứ cần tránh xa khi bị sốt xuất huyết. Chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng huyết áp, kích thích tim mạch, gây mất nước và làm tổn thương gan. Chúng cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị và làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể.

Thực phẩm sẫm màu

Thực phẩm sẫm màu như rau củ quả có màu đỏ, cam, tím… có chứa nhiều vitamin K, một chất có vai trò trong quá trình đông máu. Tuy nhiên, khi bị sốt xuất huyết, việc sử dụng quá nhiều vitamin K có thể gây ra hiện tượng đông máu quá mức, làm tăng nguy cơ xuất huyết nội tạng và suy gan. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn các loại rau củ quả sẫm màu như cà rốt, củ dền, rau muống…

4. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Không sử dụng thuốc hạ sốt tùy tiện

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen, vì hai loại thuốc này sẽ khiến tình trạng chảy máu trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây ra xuất huyết dạ dày vô cùng nguy hiểm.

Loại thuốc mà người bệnh có thể sử dụng là thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này cũng cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều thuốc.

Không sử dụng thuốc hạ sốt tùy tiện

Không tắm hay ngâm người quá lâu

Việc tắm và ngâm người trong nước quá lâu có thể khiến cho tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, người bệnh cần hạn chế chà xát mạnh khi tắm để tránh gây ra tình trạng chảy máu dưới da hoặc trong cơ thể.

Dù mắc sốt xuất huyết có thể tắm gội bình thường, nhưng tốt nhất trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 khi mắc, người bệnh chỉ nên dùng khăn ấm lau người và hạn chế việc tắm gội để tránh làm giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết có thể trầm trọng hơn.

Quý khách có nhu cầu đặt hàng Gọi ngay HOTLINE 0907 266 388 

Tại khu vực Đông Bắc (CN Hải Phòng): 0888 75 63 68

Tại khu vực Tây Bắc (CN Lào Cai): 0836 738 333

Tại khu vực Miền Nam (CN Vũng Tàu): 0983 003 524

(CN TP Hồ Chí Minh): 0764 71 6262


Tin liên quan

Từ khóa: chế độ ăn cho người sốt xuất huyết, bị sốt xuất huyết ăn gì, sốt xuất huyết

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

TOP