Trà gạo lứt nảy mầm

Liên hệ Giá sau Thuế: Liên hệ

Trà gạo lứt nảy mầm Gaba có Công dụng: Giúp ngủ ngon và sâu hơn, Giảm mỡ thành ruột, ngăn ngừa tắt nghẽn mạch máu, ổn định đường huyết, giảm căng thẳng thần kinh

Trong quá trình nảy mầm, một số chất dinh dưỡng được tạo ra và tăng cao như gamma amino butyric acid (GABA), vitamin E, niacin, vitamin B1, B6… và một số chất chống ô xy hóa. Gạo Mầm  mềm cơm, có vị ngọt hơn gạo lứt. Gạo có màu vàng nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng. Sản phẩm nảy  mầm được cty VHCT ứng dùng và kết hợp với trà xanh để chế biến thanh công sản phẩm  TRÀ GẠO LỨC NẢY MẦM GABA đầu tiên tại Việt Nam với tên gọi là “ THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE TRÀ GẠO LỨC NẢY MẦM GABA”

GABA là từ viết tắt của gamma amino butyric acid có công thức guy tử là C4H9NO2. Về quá trình SX Gạo mầm như sau :, lúa tươi  chọn lựa được sấy khô, nhập kho, bảo quản theo tiêu chuẩn . Loại bỏ lúa lép lững và tách võ trấu; cho lên mầm hạt gạo lứt, xử lý qua nhiều công đoạn trước khi tách màu và tách tấm. Thành phẩm được đống gói bảo quản trong kho lạnh.

Nhiều chỉ tiêu dinh dưỡng trong hạt gạo mầm  gia tăng so với gạo lứt và gạo trắng thông thường. Hàm lượng protid trong Gạo Mầm cao trên 10% (11g/100g) vì phôi vẫn còn giữ guyen trong hạt gạo. Qua quá trình ngâm ủ hạt, các diễn biến sinh lý sinh hóa bên trong hạt diễn ra và các sinh chất có lợi cho sức khỏe con người gia tăng. So với gạo lứt, hàm lượng vitamin B1 trong gạo Mầm  tăng lên từ 50 – 59 % (từ 4,13 mg/kg lên 6.45 mg/kg). GABA là một loại amino acid không thể thiếu của cơ thể con người để đảm bảo duy trì sự hoạt động của nảo bộ, có vai trò chính trong việc giảm bớt các hoạt động của các neuron thần kinh và ức chế sự lan truyền của các tế bào dẫn truyền. Cùng với niacinamide và inositol, GABA ngăn cản các truyền dẫn căng thẳng đến vùng thần kinh trung ương. Chất GABA có rất nhiều tác dụng tốt cho hệ thần kinh con người. Nếu cơ thể không đủ chất GABA thì các triệu chứng như lo âu, bồn chồn, mệt mỏi, mất ngủ sẽ thường xuyên xảy ra. GABA còn có tác dụng thúc đẩy sự gia tăng hàm lượng hormone tăng trưởng trong huyết tương. Các nghiên cứu khác trên thế giới cũng đã công bố GABA còn có tác dụng làm giảm triệu chứng nghiện rượu, lo lắng, giúp điều trị tâm thần guy liệt, trầm cảm, giảm huyết áp cao, làm tăng tác dụng của insulin giúp hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, ức chế sự guy ăn, giảm thiểu các triệu chứng xấu tiền kinh nguyệt. Chất GABA gia tăng nhiều trong gạo mầm , So với gạo lứt thông thường thì tỷ lệ GABA tăng lên khoảng 6 lần, từ 26,71 mg/kg lên đến mức trung bình 160 mg/kg. Hàm lượng GABA trong gạo mầm  Huyết Rồng là  (120-200 mg/kg) chẳng những không thua kém mà còn có chiều hướng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Hàm lượng GABA của các loại gạo mầm nước ngoài tương ứng là: Tiposth-Thailand (60,35 mg/kg), Kasetsart-Thailand (152-195 mg/kg), Hàn Quốc (66,5 mg/kg), Satake-Nhật bản (150 mg/kg), Lagrande Family Foods –Mỹ (120 mg/kg). Chỉ số đường huyết (glycemic index=GI) là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. GI có thang điểm biến thiên từ 0 đến 100. Chất bột đường hiện diện ở hầu hết trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như cơm, bún, bánh mì… Chỉ số đường huyết được guy nhóm là thấp, trung bình, cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó.

Trong khi đó các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi cho sức khỏe và trí não. Với bệnh nhân đái tháo đường, việc dùng các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, vì sẽ tăng từ từ sau khi ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Có lẽ nhờ lớp vỏ cám được giữ guyen, mức tăng đường huyết sau khi ăn của cơm gạo mầm không tăng nhanh. Nghiên cứu của Yukihito và CTV (2005) trên gạo hạt tròn japonica trồng ở Hokkaido (Nhật Bản) cho thấy gạo mầm có chỉ số đường huyết là 54,4.

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

TOP